[2023] Review chi tiết ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng đại học Công Nghệ Đông Á

Với tốc độ phát triển kinh tế, đô thị hóa, hiện đại hóa nước ta như hiện nay, nhu cầu nâng cấp cơ sở hạ tầng, kiến tạo không gian sống và làm việc có chất lượng, xây dựng các công trình có ích là rất cần thiết. Kéo theo đó, ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng cũng dần trở thành ngành vô cùng quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, nguồn nhân lực của ngành học này vẫn còn thiếu rất nhiều cho thị trường lao động hiện nay. Vì vậy, ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng vẫn luôn là ngành có triển vọng cho các bạn trẻ ở hiện tại và tương lai. Bài viết này, đại học Công Nghệ Đông Á sẽ chia sẻ với các bạn thí sinh chi tiết về ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng là gì? Học gì? Làm gì? Cơ hội việc làm và phát triển ra sao. Cùng đọc Review chi tiết nhé.

cong nghe ky thuat xay dung

Công nghệ kỹ thuật xây dựng là gì?

Ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng là ngành bao gồm các hoạt động chuyên môn về các lĩnh vực như: thiết kế, thi công xây dựng, giám sát, quản lý dự án,  quy hoạch xây dựng hay các hoạt động như nghiệm thu, đưa công trình vào quá trình khai thác, bảo hành và một số các hoạt động liên quan đến xây dựng khác.

Kỹ thuật xây dựng là ngành cơ bản, và là cơ sở cho sự phát triển của các ngành khác. Bởi vì sự phát triển của nền kinh tế, tất cả đều phụ thuộc vào việc đổi mới về công nghệ kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả về năng suất và chất lượng sản xuất.

Ngành kỹ thuật xây dựng học gì?

Ngành kỹ thuật xây dựng khi ra trường có bằng kỹ sư, bạn sẽ mất khoảng thời gian học từ 4,5-5 năm theo hệ đại học chính quy. Nếu tiếp tục học lên thạc sĩ sẽ cần thêm 2 năm nữa. Trong những năm học đầu tiên, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức của một kỹ sư nói chung và kiến thức chuyên ngành cơ sở của một kỹ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp nói riêng như:

Kiến thức về các phần mềm thiết kế trong xây dựng, toán ứng dụng

Kiến thức cơ sở ngành như: Hình học, sức bền vật liệu, địa chất

Kết cấu xây dựng: kết cấu bê tông, kết cấu thép,…

Trắc địa (đo đạc nhằm xác định kích thước và phương hướng của địa vật)

Thủy lực (kỹ thuật nghiên cứu sự vận chuyển lực của nước và các chất lỏng khác)

Kiểm tra chất lượng vật liệu, chất lượng công trình

Xử lý nền móng, xử lý gia cố công trình

ky thuat xay dung hoc

Bạn sẽ được trang bị kiến thức nền tảng về toán(toán cao cấp và toán ứng dụng), vật lý kỹ thuật,… Tiếp đó, bạn sẽ học tất tần tật về vật liệu xây dựng, địa chất công trình, bê tông cốt thép, nền móng, vẽ kỹ thuật, kỹ thuật tổ chức thi công, công nghệ thông tin chuyên ngành xây dựng…

Ngoài ra, có nhiều trường đại học còn đào tạo thêm về thiết kế kiến trúc, hay cách thiết kế bằng phần mềm Autocad. Các bạn học kỹ thuật xây dựng cũng nên học và hiểu biết về cách hoạch định dự án, chi phí xây dựng, thời gian xây dựng, giảm thiểu rủi ro, chưa kể  những kiến thức liên ngành về môi trường hay bảo hộ lao động.

Cơ hội việc làm cho kỹ sư xây dựng 

Với tốc độ tăng trưởng, phát triển như hiện nay tại Việt Nam, nhu cầu nâng cấp cơ sở hạ tầng và xây dựng các công trình dân sinh ngày một tăng cao, cơ hội việc làm dành cho người học kỹ thuật xây dựng càng trở nên hấp dẫn, đa dạng hơn bao giờ hết.

Công việc ở công trường: Kỹ sư xây dựng, Kỹ sư thi công, Kỹ sư giám sát thi công, chỉ huy trưởng công trình,…

Công việc tại văn phòng: Teen có thể làm chuyên viên ở các vị trí Tư vấn thiết kế, Kế hoạch, Dự án, Quản lý chất lượng công trình,…

Làm việc trong công xưởng với các vị trí: Kỹ sư quản lý chất lượng, Kỹ sư giám sát nội bộ, Chuyên viên an toàn, Chuyên viên phát triển sản phẩm,…

Trung bình, mức lương cho sinh viên vừa tốt nghiệp dao động trong khoảng tám đến mười triệu đồng. Tuy nhiên, nếu bạn có trình độ chuyên môn vững vàng, khả năng ngoại ngữ tốt và sở hữu những kĩ năng mềm quan trọng thì mức lương của bạn có thể cao hơn rất nhiều.

Ngành kỹ thuật xây dựng đại học Công Nghệ Đông Á

Ngành kỹ thuật xây dựng là một trong những ngành kỹ thuật tiên phong được trường đại học Công Nghệ Đông Á tập trung chiến lược đào tạo theo phương pháp đào tạo song song giữa lý thuyết và thực hành xuyên suốt quá trình học. Lý thuyết gắn liền với thực tiễn.

Sinh viên sẽ được giảng dạy trực tiếp từ các thầy cô có trình độ chuyên môn, có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy và kinh nghiệm thực chiến.

Sinh viên xây dựng sẽ được tạo điều kiện có nhiều cơ hội đi thực tập tại công trường, cọ xát nhiều hơn với công việc thực tế.

ky thuat xay dung eaut

Các bạn còn được trang bị kỹ năng mềm, ngoại ngữ đa dạng giúp các em có thể phát triển trong cuộc sống cũng như trong sự nghiệp tương lai.

Xem thêm: Tiềm năng phát triển ngành kỹ thuật xây dựng

Trên đây là một số review về ngành kỹ thuật xây dựng. Hy vọng, với những thông tin trên, các bạn thí sinh sẽ có góc nhìn tổng quan hơn về ngành học này cũng như tự tin hơn về lựa chọn ngành học của mình. Chúc các em thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *